Ảnh hưởng Gargantua_và_Pantagruel

Quốc tế

Khi vừa xuất hiện, bộ sách bị học giới Sorbonne chỉ trích, đồng thời, bị chính phủ thời chiến tranh tông giáo kì thị nặng nề, coi là hành vi cổ xúy dị giáo cùng các biểu hiện phản đối Giáo hội và đức tin Cơ Đốc hiện hữu[7][8].

Cụm từ pantagruelisme về sau được coi là một hình thức khác của chủ nghĩa khắc kỷ[9].

Việt Nam

Ngay từ thời Pháp thuộc, Gargantua và Pantagruel là một trong những công trình văn chương được các nhà mác-xít Việt Nam tán tụng và ưa chuộng, không chỉ bởi tính học thuật, triết luận mà cả tinh thần đấu tranh chính trị để kiến thiết một tương lai xán lạn cho nhân loại. Nhưng mãi đến năm 1976 mới có tuyển tập hai cuốn Gargăngchuya và Păngtagruyen[10] của dịch giả Tuấn Đô (tức nhà văn Đoàn Phú Tứ), Nhà xuất bản Văn Học ấn hành, theo ấn bản đã phát hành tại Paris năm 1957.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gargantua_và_Pantagruel http://thuykhue.free.fr/stt/p/PBVH-Ch08.html //doi.org/10.1086%2F677406 http://crm.revues.org/index11852.html https://www.facebook.com/SachCuHaThanh84/posts/217... https://vi.fullersociety.com/3269906-what-is-the-w... https://123doc.net//document/3569811-thoi-dai-phuc... https://archive.org/details/completeworksoff00rabe https://archive.org/details/completeworksoff00rabe... https://archive.org/details/enterrabelaislau00bowe... https://archive.org/details/gargantuapantagr00rabe...